Đổ bê tông bị rỗ là trường hợp mà nhiều công trình gặp phải. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn cả chất lượng, thẩm chí là sự an toàn của người sử dụng. Vậy ngay từ đầu, phải làm sao để chúng ta có thể tránh khỏi tình trạng này? Hãy tìm hiểu cùng Bê tông tươi 168 nhé!
Nguyên nhân dẫn đến đổ bê tông bị rỗ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đổ bê tông bị rỗ. Tuy nhiên, có thể chia chúng thành 3 nguyên nhân chính:
1. Bê tông bị rỗ do nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu đổ bê tông tưởng chừng rất đơn giản chỉ có đá, cát, xi măng và nước. Vậy nhưng, chỉ cần một trong số đó không được chuẩn bị cẩn thận có thể gây ảnh hưởng tới cả công trình. Cỡ đá to nhỏ không đều nhau hay tỉ lệ nguyên liệu không chuẩn xác khiến lượng cát bị dư có thể khiến bê tông bị rỗ. Hiện nay còn có nhiều loại xi măng đểu, không có xuất xứ rõ rang khiến các quy trình xây dựng sau đó không được đảm bảo.
2. Bê tông bị rỗ do cách trộn chưa đúng
Trộn bê tông là một bước chuẩn bị vô cùng quan trọng trước khi đổ. Việc này đòi hỏi người thợ phải kiên trì, lành nghề để cho ra sản phẩm đều và mịn nhất. Đó cũng là lý do các máy trộn bê tông được ra đời và sử dụng phổ biến. Một cách khác cũng được ưa chuộng trong thời buổi hiện đại này đó chính là xây dựng bằng bê tông thương phẩm. Những cỗ máy trộn đời cao sẽ khiến bê tông được trộn mịn màng theo tỷ lệ chuẩn xác.
3. Bê tông bị rỗ do quy trình đổ
Khi đổ bê tông, người ta thường làm ẩm ván gỗ để tránh trường hợp bê tông bị khô dẫn đến rỗ. Bởi lẽ, các ván gỗ này có độ hút ẩm cao, nếu không được no nước từ trước sẽ hút nước từ bê tông. Điều này cần đặc biệt lưu ý khi trời hanh khô, nắng nóng.
Một trường hợp nữa khiến bê tông bị mất nước là do đổ cốp pha không khít. Không chỉ nước bị chảy ra mà vữa xi măng cũng bị hao hụt khi cốp pha hở. Sẽ rất nguy hiểm cho công trình nếu cốp pha hở nhiều.
Cách đổ bê tông sao cho không bị rỗ
Vậy từ những nguyên nhân trên, làm cách nào để chúng ta có thể phòng tránh trường hợp bê tông bị rỗ?
1. Chuẩn bị đổ bê tông
Về nguyên liệu, cần chọn nguyên liệu tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đá càng đều càng tốt. Nếu trộn xi măng thủ công, cần tuân thủ đúng tỷ lệ, trộn đều tay và kiên trì. Ngược lại, nếu sử dụng bê tông thương phẩm, cần chọn nhà cung cấp uy tín và chất lượng.
Về dụng cụ, thiết bị, cần chú ý dọn dẹp sạch sẽ cốt pha bằng nước. Không được để cốp pha thiếu ẩm hay khô. Đặc biệt, chân cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, không bị xô lệch. Trước khi đổ bê tông, bạn nên đổ một lớp vữa dày từ 10-13 cm.
2. Hướng dẫn cách đổ bê tông
Đổ bê tông đúng kỹ thuật, không bị rỗ gồm 3 bước:
Bước 1: Đổ bê tông và khối đổ
Ở bước này, bê tông cần được đổ liên tục, theo thứ tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài. Chỗ thấp nhất được bắt đầu đổ bê tông trước. Tuy nhiên, đối với công trình cao trên 5m thay vì đổ liên tục thì nên sử dụng khoét lỗ ở giữa ván khuôn, sau đó luồn bê tông từ ngoài vào theo từng đoạn
Bước 2: Đầm bê tông
Đầm bê tông là hành động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cuối cùng vì tác động trực tiếp vào bê tông khi chưa khô. Khi đầm, cần đưa vào theo phương thẳng đứng, sử dụng dùi đầm chuyên dụng, chiều sâu mỗi lớp bê tông đầm dùi là 30-50cm. Chú ý tuyệt đối không được làm sai lệch cốt thép trong suốt quá trình.
Người đầm bê tông cần sự tỉ mỉ, kỹ lượng, đầm chặt chẽ và đúng kỹ thuật.
Bước 3: Tháo dỡ cốp pha
Cốp pha sẽ được tháo dỡ ít nhất sau khi đổ bê tông 36-48 giờ. Sau khi đảm bảo bê tông khô hoàn toàn và sẵn sàng được tháo cốp pha, chúng ta vẫn cần bảo dưỡng và theo dõi 2-4 ngày để chắc chắn tuyệt đối vào khả năng làm việc của bê tông.
Trên đây là những lưu ý cơ bản để tránh việc bê tông bị rỗ sau khi đổ. Về cơ bản, bạn hãy chọn lựa những nguyên liệu thật chất lượng và rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó là đội ngũ thi công có chuyên môn, kinh nghiệm sẽ giúp bạn sở hữu một công trình vững chãi theo thời gian. Bê tông tươi 168 Thái Nguyên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn các kiến thức cần thiết khi bạn liên hệ với chúng tôi.