Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ là một công đoạn vô cùng quan trọng nhưng thường bị lãng quên. Người ta thường dành rất nhiều công sức vào việc lựa chọn nguyên vật liệu chất lượng, kiểm soát nhào, trộn, đổ bê tông chặt chẽ để công trình có thể đảm bảo sự vững chắc. Tuy nhiên, nếu sau đó bê tông không được bảo dưỡng đúng kỹ thuật thì những cố gắng kia đều vô nghĩa. Nếu bạn cũng đang có suy nghĩ như vậy thì hãy lưu ý đừng bỏ qua bài viết này của Bê tông tươi 168 Thái Nguyên nhé.
Nguyên nhân và tầm quan trọng của việc bảo dưỡng bê tông sau khi đổ
Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng bê tông sau khi đổ
Bê tông chỉ có thể đảm bảo chất lượng khi được ninh kết trong điều kiện môi trường ẩm và không bị va chạm vật lý. Bởi vậy, việc bảo dưỡng bê tông dựa trên việc đáp ứng, duy trì hai điều kiện đó.
Nếu như việc tránh các va chạm vật lý khá đơn giản thì giữ cho bê tông luôn đủ ẩm lại khó khăn hơn cả. Bê tông bị khô trong quá trình đông kết sẽ dẫn đến hậu quả bị rỗ, nứt, ảnh hưởng tới toàn bộ công trình. Đặc biệt là bê tông mái phải tiếp xúc chính diện và hoàn toàn với ánh nắng mặt trời.
Nguyên nhân tại sao phải chú trọng việc bảo dưỡng bê tông
Rõ ràng, khi cấp phối bê tông, việc giữ ẩm vẫn luôn được đội ngũ thi công lưu ý. Vậy tại sao bê tông có thể khô khi ninh kết?
Thực tế, khi bề mặt bên ngoài đã đông cứng thì quá trình thủy hóa vẫn diễn ra bên trong lớp bê tông. Nước là một nhân tố không thể thiếu và liên tục được sử dụng cho quá trình này. Tuy nhiên, hiện tượng chảy nước do khuôn không chặt hoặc bốc hơi, nhất là công trình xây dựng vào mùa hè cũng khiến một lượng nước không nhỏ bị mất đi. Vậy nên, đội ngũ thi công cần phải thường xuyên kiểm tra và cấp nước cho bê tông khi cần thiết.
Những lưu ý quan trọng để bảo dưỡng bê tông sau khi đổ
Có một số cách thức có thể hạn chế sự mất nước do bị tác động của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, Bê tông tươi 168 khẳng định một lần nữa, việc kiểm soát của yếu tố con người là không thể thiếu.
Cấp nước để giữ độ ẩm
Phun nước cho cả cốp pha và bề mặt bê tông là cách giữ độ ẩm hiệu quả nhất. Thay vì phun nước theo đợt, việc phun nước tia nhỏ đều đặn và liên tục sẽ giúp bê tông duy trì được tỉ lệ nước ổn định hơn. Với những diện tích bằng phẳng như mái, sàn, thay vì phun, bạn có thể ngâm nước với sự hỗ trợ của hàng gách be bờ.
Trong tuần đầu tiên sau khi đổ bê tông, tần suất tưới nước là 3h/lần, ban đêm ít nhất 1 lần. Sau đó, có thể giãn thời gian tưới nước thành 3 lần/ngày. Sau khi bê tông bắt đầu ninh kết, người ta thường phủ các lớp mạt cưa hoặc rơm rạ, vỏ bao xi măng… rồi tưới nước. Những lớp này vừa có tác dụng hạn chế nhiệt độ mặt trời, lại vừa cấp ẩm cho công trình bê tông.
Phủ bạt hoặc tấm nilong tránh sự tác động của ánh nắng mặt trời
Điều này là cực kì cần thiết khi thi công công trình trong mùa hè. Nhiệt độ cao khiến nước bị bốc hơi nhanh chóng, không kịp đáp ứng cho quá trình thủy hóa. Bởi vậy, ngay sau khi xoa mặt bê tông bằng phẳng, lập tức phủ bạt hoặc tấm nilong để ngăn chặn sự thoát hơi nước. Lưu ý rằng không để bạt hoặc nilong tác động vật lý làm hỏng lớp mặt bê tông.
Sử dụng cốp pha đúng chuẩn
Một cách bảo dưỡng bê tông sau khi đổ là giữ nguyên cốp pha sau khi đổ. Cốp pha không chỉ giúp định hình khối bê tông mà còn có tác dụng giữ ẩm. Như đã nói ở trên, người ta có thể tưới nước vào cốp pha để lượng nước có thể ổn định và độ ẩm cao hơn, lâu hơn. Đặc biệt, việc tưới nước này cần thực hiện thường xuyên, liên tục, tuyệt đối không được để cốp pha bị khô sẽ hút ngược nước trong bê tông.
Cốp pha cần được giữ nguyên ít nhất 3-4 tuần ở nhiệt độ thường (20-30oC). Tuy nhiên, các chuyên gia xây dựng thường khuyên có thể để cốp pha càng lâu càng tốt. Trường hợp bức thiết cần dỡ cốp pha sớm cần chống đỡ công trình tránh sự đổ sụp đổ ảnh hưởng tới cả công trình và an toàn con người.
Hiện nay, sử dụng bê tông tươi đã giúp đẩy nhanh tốc độ nung kết của bê tông. Bê tông có thể đạt 80% cường độ thiết kế và 100% mác chỉ sau một tuần. Đây thực sự là một “phát minh vĩ đại”, là lựa chọn hàng đầu đối với cuộc sống luôn vội vã như hiện nay.