Bên cạnh chỉ số mác, độ sụt bê tông cũng là một yếu tố mà người ta thường quan tâm khi nhắc tới chất lượng của bê tông. Nếu như mác đại diện cho độ cứng, khả năng chịu lực của khối bê tông thì độ sụt là gì? Nếu đây là một khái niệm còn mới mẻ đối với bạn thì hãy cùng Bê tông tươi 168 tìm hiểu nhé!
Độ sụt bê tông là gì?
Đúng như tên gọi, “độ sụt bê tông” chỉ mức độ sụt của khối bê tông. Từ đâu dẫn đến độ sụt của bê tông? Đó có thể do sức nặng của công trình, cũng có thể do tác động của môi trường xung quanh. Chỉ số này sẽ cho người ta biết được khả năng “dễ chảy” hay tính linh động của hỗn hợp bê tông trong những trường hợp đó.
Khi đổ bê tông vào khuôn, thời điểm bê tông còn ở dạng vữa lỏng, tính linh động càng cao sẽ giúp việc đổ bê tông càng dễ dàng. Vữa càng linh động đồng nghĩa khi đổ càng phủ kín khuôn đúc.
Cách thức xác định độ sụt bê tông
Thông thường, độ sụt bê tông sẽ được xác định trước khi thi công một công trình. Với bê tông tự trộn, người ta cần biết tỉ lệ cốt liệu sao cho phù hợp để đạt được độ sụt bê tông như thiết kế. Với bê tông thương phẩm thì đã được trộn sẵn như yêu cầu.
Để kiểm tra độ sụt bê tông, cần sử dụng thiết bị chuyên dụng hình nón sụt với các bước như sau:
Bước 1: Giữ vững hình nón sụt và đổ hỗn hợp bê tông vào nón. Lưu ý chia thành 3 lần để đổ bê tông. Cứ với mỗi 1/3 lại đầm chặt ít nhất 25 lần bằng que đầm thép sao cho hỗn hợp được nén chặt.
Bước 2: Khi hỗn hợp bê tông đã được phủ đầy khuôn hình nón, gạt bỏ bê tông thừa ở phần miệng, ta được một khối bê tông hình nón chặt chẽ. Từ từ tháo bỏ nón sụt, rút lên theo chiều thẳng đứng sao cho không làm xê dịch phần hỗn hợp bê tông. Thao tác không cần quá nhanh, dễ va đổ khối bê tông, thường là 5-7 giây.
Bước 3: Chờ khối bê tông sụt đến một độ nhất định, đặt nón sụt bên cạnh và sử dụng thước đo khoảng cách từ đỉnh nón tới đỉnh khối bê tông tại thời điểm đó (sau khi đã sụt). Con số ấy chính là độ sụt của bê tông.
Ứng dụng của việc đo độ sụt bê tông
Độ sụt bê tông tương tự như mác thể hiện chất lượng của bê tông. Vì vậy, tùy thuộc vào từng loại công trình mà người ta sẽ thiết kế theo từng độ sụt riêng biệt.
Độ sụt bê tông ảnh hưởng tới quá trình thi công
Tính linh động của hỗn hợp bê tông là yếu tố quyết định nhiều tới giai đoạn thi công như bơm, đổ bê tông… Ví dụ với bê tông có độ sụt quá cao, hay bê tông quá nhuyễn, hỗn hợp có thể dễ dàng lấp đầy khuôn nhưng lại ảnh hưởng tới cường độ bê tông và khó tạo hình như thiết kế. Mặt khác, nếu bê tông quá cứng (bê tông có độ sụt thấp) thì việc bơm bê tông cũng khó khăn hơn. Thêm vào đó, hỗn hợp cũng khó lấp kín khuôn và sau khi đông cứng dễ bị thấm nước khi chịu ngoại cảnh tác động.
Độ sụt bê tông ảnh hưởng tới chi phí xây dựng công trình
Mỗi hỗn hợp bê tông có mác và độ sụt khác nhau do tỉ lệ nguyên liệu cát, xi măng, đá… đầu vào khác nhau. Bởi vậy, các chỉ số này phải được xác định trước cho các bản thiết kế. Độ sụt không phù hợp ngoài việc ảnh hưởng tới chất lượng công trình còn ảnh hưởng tới chi phí khi sử dụng bê tông có độ sụt quá cao (sử dụng nhiều cốt liệu – cốt liệu đặc).
Như vậy, để công trình đạt được chất lượng tối ưu cần phải xác định độ sụt bê tông và thi công chuẩn theo con số trong bảng thiết kế đó.