Để tạo sự kiên cố, vững chãi cho công trình, người ta thường ép cọc bê tông cho móng nhà. Nhiều công trình bị sụt lún, thậm chí đổ sập chỉ bởi móng nhà không được ép cọc bê tông chất lượng. Vậy tại sao quá trình này lại quan trọng và ảnh hưởng to lớn như vậy trong xây dựng.
Cọc bê tông cho móng nhà có phải là một phương pháp mới?
Câu trả lời là “Hoàn toàn KHÔNG”. Chắc hẳn chúng ta đều nhớ, năm 938, Ngô Quyền đóng cọc trên sông Bạch Đằng để ngăn thuyền địch bởi sự kiên cố, chắc chắn. Hơn 1200 năm trước, người ta đã biết sử dụng cọc gỗ xuống các hồ nông để xây nhà. Cách thức này xuất hiện đầu tiên ở Thụy Sĩ sau đó lan ra khắp mọi nơi.
Theo thời gian cùng sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, có nhiều loại cọc ra đời nhằm đáp ứng được các yêu cầu cao hơn về sự kiên cố cũng như tính kinh tế. Tuy nhiên, cọc bê tông hiện tại vẫn là phổ biến nhất trong mọi công trình xây dựng.
Tầm quan trọng của việc ép cọc bê tông cho móng nhà
Móng cọc thường được đâm thẳng, sâu xuống lòng đất nhằm truyền tải trọng của công trình xuống các lớp dưới và xung quanh nó. Công trình càng lớn, số tầng càng cao thì số lượng và chiều sâu của mỗi cọc cũng lớn hơn.
Ép cọc bê tông không phải cách thức duy nhất để làm móng nhà. Có rất nhiều giải pháp tương tự như cọc nhồi, cọc éo neo, cừ tràm đều được tính toán để có thể chịu lực tốt. Tuy nhiên, ép cọc bê tông lại được sử dụng phổ biến hơn cả bởi ưu điểm vượt trội: thời gian thi công được rút ngắn, tính toán được sơ bộ tải trọng khi ép cọc, giá thành hợp lý và phù hợp với nhiều loại công trình.
Ép cọc bê tông cho móng nhà như nào là chất lượng?
Dẫu biết tầm quan trọng của ép cọc bê tông cho móng nhà như vậy, tại sao vẫn có những trường hợp sụt lún như trên xảy ra? Chất lượng của việc ép cọc cần được đảm bảo kỹ lưỡng từ việc chế tạo cho đến khi đâm cọc, bởi vậy chỉ cần sơ hở một bước nào đó đều có thể ảnh hưởng tới cả công trình.
Một số điểm cần lưu ý khi ép cọc bê tông cho móng nhà:
Khi đúc cọc (chế tạo cọc)
Cọc bê tông có thể đúc sẵn từ trước hoặc ngay tại công trường xây dựng. Dù ở đâu cũng cần chọn bãi đúc cọc sạch sẽ, phẳng, không mấp mô. Đặt khuôn đúc cọc thẳng, nhớ bôi trơn chống dính, tránh gây mất nước xi măng khi đổ bê tông.
Khi đổ bê tông vào khuôn, ta phải đổ liên tục từ mũi đến đỉnh cọc. Sau đó, sử dụng đầm dùi cỡ nhỏ đầm bê tông kỹ lưỡng. Lưu ý chế tạo cọc theo đúng như thiết kế ban đầu, đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ ít nhất 3 cm. Điều này sẽ giúp cọc chống bong tách khi tóc và chống rỉ cho cốt thép sau này.
Khi thi công
Sau khi đúc cọc, ta sẽ có cọc với tiết diện vuông khoảng 200×200 hoặc 400×400 cm. Chiều dài cọc tùy thuộc vào thiết kế. Nhiều trường hợp, cọc quá dài thì có thể chia thành nhiều đoạn để thuận tiện trong việc vận chuyển và thi công. Việc đóng, ép cọc xuống đất cần sử dụng thiết bị chuyên dụng.
Với một khâu thực sự quan trọng như ép cọc bê tông cho móng nhà, đòi hỏi bạn cần có sự tỉ mỉ và kiểm soát kỹ lưỡng. Bởi vậy, hãy chọn đội ngũ thi công có bề dày kinh nghiệm cũng như chất lượng bê tông cao trước khi muốn có một công trình hoàn hảo nhé! Bê tông tươi Thái Nguyên sẵn sàng giúp đỡ và tư vấn cho bạn.